Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Bị móm có ảnh hưởng gì không? - Peace Dentistry

1/ Răng móm là gì?

Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược, một trong những dạng sai khớp cắn phổ biến, có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Thông thường với răng phát triển bình thường khi khép miệng lại cung răng hàm trên sẽ phủ ngoài cung răng hàm dưới, còn với những người bị móm thì khớp cắn sẽ phát triển ngược lại, tức là răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.

2/ Bị móm có ảnh hưởng gì không?

- Răng móm làm ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt: Răng móm gây ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc và thẩm mỹ gương mặt. Người răng móm sẽ có khuôn mặt dạng lưỡi cày (đặc biệt rõ khi nhìn nghiêng) gây mất hài hòa và cân đối, không có tính thẩm mỹ.

- Ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai: Do bị khớp cắn ngược nên khả năng ăn nhai cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi bạn nhai thức ăn trên hàm răng bị sai khớp cắn sẽ gây mỏi và thức ăn cũng sẽ không được nhai nhuyễn. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa và dạ dày phải làm việc liên tục, từ đó giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Chính vì thế khi nói răng móm làm ảnh hưởng tới việc ăn nhai và là nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa không hề sai.

- Ảnh hưởng tới khả năng phát âm: Bên cạnh đó tình trạng răng móm còn làm ảnh hưởng tới việc phát âm, giao tiếp không được rõ chữ, tròn vành, phát âm không chuẩn.

- Là nguyên nhân gây các bệnh lý về răng miệng: Khớp cắn không chuẩn cũng khiến cho cơ hàm phải hoạt động quá mức, dễ làm co thắt cơ và rối loạn khớp thái dương hàm, gây ra các cơn đau ở khớp và xung quanh khớp thái dương hàm.

Chính vì vậy niềng răng móm không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn giúp loại bỏ những nguy cơ gây bệnh về khớp thái dương hàm và những bệnh lý răng miệng khác.

3/ Nguyên nhân gây tình trạng răng móm:

Nguyên nhân nguyên phát (di truyền):

Trong trường hợp ông bà, bố mẹ có hiện tượng móm răng thì con cái sinh ra cũng sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tương tự.

- Xương hàm trên kém phát triển

- Xương hàm dưới phát triển quá mức

Nguyên nhân thứ phát:

- Nguyên nhân tại chỗ do răng: Một số trường hợp do bị thiếu răng cửa hàm trên làm giảm chiều dài cung răng trên, hoặc răng cửa hàm trên mọc chậm làm không có điểm chặn răng cửa làm hàm dưới khiến cung răng hàm dưới bị trượt ra ngoài.

- Nguyên nhân tâm lý: Do thói quen thường đưa hàm dưới ra trước

- Nguyên nhân nội tiết: Do rối loạn chức năng tuyến yên, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm dưới

- Do mất răng sớm: Mất răng cối sữa hàm dưới sớm cũng là một trong những nguyên nhân gây móm răng, bởi tình trạng này làm cho răng hàm dưới trượt ra trước để thực hiện chức năng ăn nhai

- Nguyên nhân do khớp: Dây chằng khớp thái dương hàm bị lỏng lẻo dễ làm hàm dưới trượt ra trước

- Nguyên nhân do cơ: Lưỡi hoạt động quá mức làm hàm dưới bị đẩy ra trước gây mất cân bằng giữa cơ môi má và lưỡi

Xem thêm: các phương pháp niềng răng móm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét